Tại sao phải bảo trì định kỳ thang máy?

Để thang máy hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ thì việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên là điều nên làm. Việc bảo trì còn giúp phát hiện ra sự cố hỏng hóc của thang máy. Từ đó dễ dàng tiến hành sửa chữa kịp thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Dưới đây là các bước thực hiện kiểm tra bảo trì thang máy.

  • Lý do nên bảo trì định kỳ thang máy:

Thang máy gia đình là thiết bị sử dụng mỗi ngày, thậm chí với cường độ cao dẫn tới một điều không thể tránh khỏi là sự hao mòn của các linh kiện. Việc bảo trì, bảo dưỡng thang máy đúng thời gian sẽ giúp:

+ Giúp thang máy hoạt động ổn định, bền bỉ theo thời gian: Trong quá trình vận hành thang máy, sẽ có những hư hại mà nếu không có chuyên môn, bạn sẽ không thấy được. Hoạt động bảo trì, bảo dưỡng sẽ giúp các nhân viên kỹ thuật kịp thời phát hiện ra những lỗi đó để sửa chữa cũng như ngăn chặn các sự cố ngoài ý muốn có thể xảy ra.

+ An toàn cho người sử dụng: Một chiếc thang máy không có lỗi kỹ thuật, các chức năng, nút bấm đều trơn tru sẽ không gây ra những sự cố đáng tiếc nào với người sử dụng.

+ Tối thiểu hoá chi phí thay thế thiết bị, linh kiện: Tuổi thọ của những linh kiện, thiết bị điện tử của từng bộ phận sẽ được kéo dài hơn nếu như thang máy được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên. Hoặc không, bạn sẽ phải chi trả một khoản phí tương đối lớn cho việc thay thế những linh kiện, thiết bị hỏng. Đặc biệt với thang máy nhập khẩu nguyên chiếc, không những chi phí thay thế rất cao mà bạn cần phải chờ linh kiện được nhập về từ nước ngoài.

  • Quy định thời gian bảo trì:

Thời gian bảo trì thang máy tùy thuộc vào tuổi thọ của thang máy và tần suất sử dụng thang máy. Dưới đây là quy định cơ bản về bảo trì thang máy thông thường.

•    Thang máy mới lắp đặt: Đối với thang máy mới nguyên trong năm đầu tiên nên bảo trì 1 tháng/lần để đảm bảo sự vận hành tốt nhất và kiểm tra máy móc để tránh sự cố trong trường hợp xấu nhất.

•    Sau năm đầu tiên sử dụng: Bạn có thể sử dụng gói bảo trì 1 tháng/lần hoặc 2 tháng/lần để đảm bảo thang máy luôn hoạt động trong tình trạng ổn định nhất và khắc phục kịp thời những hỏng hóc tiềm ẩn.

  • Các hạng mục bảo trì thang máy:

1. Kiểm tra chức năng vận hành của hệ thống điều khiển thang máy trên phòng máy:

- Chế độ nạp điện của bộ cứu hộ

- Tình trạng cáp thép, puly

- Bộ hạn chế tốc độ, rơ le, contractor

2. Kiểm tra động cơ 

- Chất lượng và mức dầu trong động cơ

- Hệ thống phanh của động cơ

- Tốc độ của động cơ

- Lực tải của động cơ

3. Kiểm tra hệ thống ray dẫn hướng

- Điểm nối ray

- Liên kết ray với bracket, bracket với vách, mối hàn ray.

4. Kiểm tra hệ thống liên kết cabin

- Đầu treo cáp cabin

- Đầu treo cáp đối trọng

- Ecu khóa cáp

- Quạt thông gió

- Công tắc hạn chế hành trình trên

- Guốc trượt và chất lượng dầu ray cabin

- Guốc trượt và chất lượng dầu ray đối trọng

- Độ căng đều của cáp

5. Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, liên lạc an toàn ở cabin

- Hệ thống đèn trong cabin đảm bảo sáng

- Chuông cứu hộ hoạt động nhay nhạy

- Intercom, photocell cửa

- Rãnh dẫn hướng cửa cabin, khe hở cửa

6. Kiểm tra hệ thống chất lượng vận hành hệ thống cửa tầng

- Bảng điều khiển

- Khe hở

- Khóa cửa tầng

7. Kiểm tra quá trình hoạt động & vận hành của thang máy

- Chất lượng vận hành của hệ thống thang

- Chất lượng hoạt động của hệ thống cứu hộ

- Tốc độ dừng và chạy của thang máy

Đây đều là những hạng mục thường xuyên bị hư hỏng nhất, chính vì vậy mà chúng phải được kiểm tra, bảo trì thang máy định kỳ để sớm phát hiện, khắc phục các sự cố, có phương án thay thế và sửa chữa khi cần thiết. Hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn mọi vấn đề về thang máy!

Hotline: 0822 805 805  

 

Tin tức liên quan